Sự nghiệp Đặng_Thân

Đặng Thân vừa dạy học và sáng tác bằng cả tiếng Việttiếng Anh.

Ông có nhiều sáng tác bằng tiếng Anh đã được xuất bản tại Hoa Kỳ trong các tuyển thơ The Colors of Life, Eternal Portraits và The International Who's Who in Poetry... Một số tác phẩm của ông được in trên các tạp chí văn học như Wordbridge, The Writers Post, Beehive hay trong tuyển tập Blank Verse

Ông viết nhiều tác phẩm độc đáo bằng tiếng Việt trong nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết và tiểu luận.

Tháng 11 năm 2008, Đặng Thân cho ra mắt tác phẩm Ma Net gồm 12 truyện ngắn mà một số truyện đã được tác giả đưa lên blog và các tạp chí mạng trước khi xuất bản. Ma Net nhận được rất nhiều quan tâm từ độc giả và các phương tiện truyền thông đại chúng và những bình luận nhiều chiều giữa các nhà chuyên môn. Lối viết của Đặng Thân đã được kiến giải đặc sắc là lối viết "phi thực", thể hiện "không gian n chiều" và được ví với "cách nhìn của đại bàng".[6].

Tháng 1 năm 2009, hai nhà thư pháp Trịnh Tuấn và Phạm Long Hà đã ra mắt tác phẩm Tiền vệ Phụ âm Thư trên 23m giấy xuyến chỉ bồi đế thể hiện 7 bài thơ phụ âm (alliteration) độc đáo của Đặng Thân.

Tháng 11 năm 2011, tiểu thuyết 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] được xuất bản trong nước,[7] ngay lập tức làm chao đảo văn đàn, với "cái mới và cái lạ nổi rõ, cái hay khi ẩn khi hiện."[8] Nó làm "thay đổi cả thế giới tư duy lẫn nhận thức"[9], "nó khơi mở định nghĩa, xác lập cái bản chất của đời sống, bản chất của xã hội chúng ta đang sống"[10], thậm chí còn được gọi là một "thoát giun luận" cho dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa.[11] Có nhà phê bình khẳng định, với 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] sẽ chỉ có những ý kiến "cực khen hoặc cực chê", và cho rằng: "tiểu thuyết của Đặng Thân đáng có một số phận như vậy." Đặng Thân được coi là "đã tạo ra một thế giới nghệ thuật đi xa hơn những gì nhiều nhà văn hàng đầu khác đã làm."[12] Với tác phẩm này, giới phê bình còn đề nghị đưa ra khái niệm "Tiểu-thuyết-Đặng-Thân" cho những đóng góp về thi pháp tiểu thuyết của ông, bởi nó đã trình bày những quan niệm khác, những ý niệm lạ trong thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam, và cũng là trên thế giới.[13] Điều quan trọng, là từ đây ông được đánh giá là nhà văn tạo ra một bước ngoặt quyết đoán cho văn học Việt Nam.[14]

Tháng 1 năm 2013, Đặng Thân xuất bản tập tiểu luận - chân dung Dị-nghị-luận Đồng-chân-dung, đã được coi là "một sự kiện lớn, rất lớn trong đời sống học thuật của dân tộc Việt đầu thế kỷ XXI", bởi "cuốn sách có nhiều cái lạ trong nội dung và cách viết"[15]. Có người thì gọi cách vẽ chân dung của ông là "bầu trời trong giọt nước"[16], người thì gọi là "vẽ rồng trong mây"[17], ngoài "mỹ học của cái thanh" còn có "mỹ học của cái tục" và "giễu nhại cả trong phê bình"[18], đặc biệt là đem đến "cách đọc văn chương panorama" mở ra những chiều kích sâu rộng và đa tầng cho mọi đối tượng văn học, dù là tác giả hay tác phẩm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đặng_Thân http://horizon.fairfieldcity.nsw.gov.au/ipac20/ipa... http://elibrary.portenf.sa.gov.au/ipac20/ipac.jsp?... http://elibrary.portenf.sa.gov.au/ipac20/ipac.jsp?... http://elibrary.portenf.sa.gov.au/ipac20/ipac.jsp?... http://www.ucs.inrs.ca/default.asp?p=boud http://www.labovespa.ca/fr/vespa-en-bref/equipe/ http://www.anonasurf.com/browse.php?u=Oi8vZGFtYXUu... http://www.anonasurf.com/browse.php?u=Oi8vd3d3LnRh... http://www.atimes.com/atimes/Korea/FK25Dg01.html http://lyquocvinh.blogspot.com/2012/10/a-phat-hien...